Không thẹn với lòng
admin
#1 Đã gửi : 23/04/2014 lúc 04:06:54(UTC)
Danh hiệu: Guest

Nhóm: Administrators, Registered
Gia nhập: 27-03-2014(UTC)
Bài viết: 250
Man
Đến từ: Trụ sở Công ty

Cảm ơn: 8 lần
Được cảm ơn: 80 lần trong 66 bài viết
KHÔNG THẸN VỚI LÒNG




Một nông dân quen thuộc của công ty có tên là P.V.T đã gọi điện cho tôi. Anh ấy không quên xin phép tôi vài phút trước khi trò chuyện vì anh sợ tôi bận rộn công việc, không có thời gian. Trong khi, theo anh việc anh sắp nói ra không có gì lớn lao nhưng cũng không phải nhỏ. Nó cứ làm anh trăn trở trong lòng. Anh bảo “không nói ra là không ngủ được”.
Thì ra là trong mẫu phim phóng sự ngắn, quảng cáo về hiệu quả của một sản phẩm sinh học của công ty, để hỗ trợ chúng tôi xây dựng phim, anh ấy đã nhờ một chị là chủ nhà máy xay gạo tham gia phát biểu ý kiến, cũng từ đây đã nảy sinh vấn đề. Tôi phải công nhận, ý kiến của chị rất hay, lời phát biểu của chị tự nhiên và chân thật. Thông tin chị phát biểu khẳng định rằng sản phẩm sinh học này cho hạt gạo đạt phẩm chất tốt và tỉ lệ gạo trọng rất cao. Điều mà những ai trồng lúa hoặc có liên quan đến lúa gạo đều mong muốn. Đoạn phim quảng cáo ấy đúng là không thể tròn trịa, đầy đủ ý nghĩa nếu thiếu phần phát biểu của chị. Cũng chính vì vậy, ngay sau khi phim phát sóng trên truyền hình, đã được khán giả quan tâm đông đảo. Sản phẩm sinh học ấy vốn đã có mặt trên thị trường từ hai năm trước, lại có biểu hiện hiệu quả rất rõ ràng, người sử dụng có thể nhận thấy ngay chỉ cần áp dụng sau một mùa lúa. Nền tảng đã có, nay lại được phổ biến rộng rãi với nội dung chắn chắc, đáng tin cậy và đúng thời điểm người nông dân cần dùng đến nên nhanh chóng sản phẩm sinh học ấy được tiêu thụ với với số lượng tăng vọt. Từ đó, sản phẩm có được chỗ đứng và sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.
Điều này làm cho các đại lý không có phân phối loại sản phẩm sinh học ấy bị giảm doanh số bán vì không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Người dân tìm nơi khác để mua. Vậy là các đại lý này quay sang ghét chị chủ nhà máy và bảo rằng “bà ấy ăn không ngồi rồi, không có làm ruộng biết gì mà nói phét”. Họ còn soi mối rằng “chắc bà ấy đã được công ty cho tiền nên mới nói nịnh như vậy”. Ở quê, người ta thường hay bàn tán chuyện của người khác một cách tự nhiên như vậy. Thế là những lời ra tiếng vào đã làm cho chị và gia đình chị (chồng chị và con cái) cũng bị tác động không ít.
Cũng vì lẽ đó, anh nông dân đã gọi điện cho tôi nhờ tôi liên hệ động viên chị. Vì chính anh cũng thấy áy náy trong lòng do anh đã nhờ gia đình chị hỗ trợ công ty thực hiện mẫu quảng cáo. Anh thấy bản thân cũng vô tình gây cho gia đình chị sự phiền muộn này. Anh thấy mình cũng có lỗi mặc dù anh biết rất rõ điều anh làm là đúng sự thật, không bịa đặt hoặc cố dàn dựng ra vì bất cứ lí do gì. Sự thật là anh đã sử dụng sản phẩm sinh học ấy để trồng lúa và nhà máy của chị đã mua lúa, sau đó xay ra gạo để bán lẻ. Điều mà tôi đã nghiêm túc trao đổi với anh về tính chân thực của nó ngay trước khi xây dựng đoạn phim quảng cáo.
Tôi đã gọi điện cho chị. Sau khi biết tôi là người của công ty và hiểu rõ mục đích của cuộc trò chuyện, chị đã kể lại những rắc rối mà chị và gia đình đang gặp. Đó là những lời nói của các đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật (không có bán sản phẩm sinh học của công ty) và một số người mà chị cho là “nhiều chuyện”. Cũng với những lời soi mói như trên nhưng nó được lặp đi lặp lại bởi người này người khác. Chị kể mấy hôm trước, chị đi đám, người ta cũng xúm vào chị rồi hỏi “bà nói như vậy, công ty ấy cho bà được bao nhiêu tiền” . Lúc đó chị nói “họ không cho tôi tiền bạc gì hết, tôi thấy việc tôi mua lúa ông T có xài thuốc đó là sự thật, ở đây các ông bà đều biết mà. Còn việc tôi xay ra gạo như thế nào thì tôi không biết còn ai biết. Các ông bà cứ xài thuốc đó như ông T đi, rồi đem gạo lại nhà máy tôi, tôi xay ra cho mà xem có phải đạt như vậy không là biết liền”. Chị còn nói thêm, lúc đó chị tức lắm nhưng cũng nhờ có những người ở gần nhà đi đám cùng, biết được sự thật nên nói tiếp cho chị. Chị cũng cảm thấy an ủi. Chị còn nói “mà tôi còn nói với họ là công ty người ta vác người vác xe xa xôi đi tới chỗ mình, chẳng lẻ mình ích kỷ không giúp công ty. Trong khi, mình cũng xứ lạ quê người vào đây làm ăn, cũng được bà con ở đây giúp đỡ, gặp chuyện cần thì giúp qua giúp lại, chứ có gì đâu, vậy mà họ cứ nói chi không biết”.
Đúng là hiếm hoi lắm mới nghe được một giọng Bắc ở tại cái huyện Tam Bình (tỉnh Vĩnh Long) này. Vì cũng là người gốc Vĩnh Long nên tôi biết được điểm chung là đa số các nhà máy xay gạo vừa và nhỏ ở địa phương đều do người Bắc làm chủ. Theo tôi, có lẽ vì họ lành nghề này và truyền cho nhau vào Nam sinh sống. Các nhà máy chủ yếu phục vụ bà con xay gạo ăn. Bà con ở đây hầu hết làm ruộng, sau khi bán lúa để trang trải, ai nấy đều chừa lại một ít để xay gạo ăn quanh năm cho đến mùa lúa sau. Thông thường, những người chủ nhà máy như gia đình chị sống rất ôn hòa và chuyên cần vào công việc, làm ăn rất đàng hoàng. Chính vì vậy, họ nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống tại nơi mới đến và được xóm giềng quý mến.
Trong cuộc trò chuyện, tôi không quên cảm ơn và khích lệ chị : Có một điều rất đỗi chân thật, chân thật đến mức đáng để tự hào. Đó là tất cả các yếu tố cấu thành mẫu quảng cáo mà chị tham gia cùng với chúng tôi đều xuất phát từ sự thật. Người thật, việc thật và số liệu thật. Chính vì vậy, phim càng được lan truyền rộng rãi thì càng có nhiều bà con nông dân biết đến và áp dụng theo khuyến cáo chân thật đó. Điều này không chỉ giúp bà con tăng năng suất, tiết kiệm chi phí đầu tư trong hoàn cảnh giá lúa không ngừng rớt xuống như hiện nay mà còn giúp ích cho cộng đồng có được hạt gạo sạch để ăn. Nếu sản phẩm bảo vệ thực vật dạng sinh học ít độc hại được sử dụng rộng rãi trong canh tác nông nghiệp thì cũng có nghĩa là chúng ta đang vừa sản xuất, vừa bảo vệ môi trường. Việc làm ấy có lợi cho chúng ta và cả các thế hệ con em sau này. Là chúng ta đang giúp mọi người đó chị.“Đúng, cô nói đúng”. Tôi hơi giật mình khi bị chị cắt ngang lời. Rồi chị nói tiếp “ tôi không có gì phải sợ vì điều tôi nói tất cả đều là sự thật, rồi từ từ họ sẽ biết chứ gì. Tôi thấy bây giờ rất nhiều người ở đây xài thuốc sinh học của công ty. Nếu không tốt sao lại có nhiều người xài như vậy”. Rồi chị chào tôi “Cảm ơn cô nhá!. Họ nói mãi rồi cũng chán ấy mà. Miễn sao tôi không thấy thẹn với lòng là được. Thôi, tôi chào cô nhá!”
“Miễn sao tôi không thấy thẹn với lòng là được”, kết thúc cuộc trò chuyện tôi thầm cảm ơn chị. Chính câu nói của chị đã động viên ngược lại tôi. Thú thật là ngay sau khi nghe anh nông dân T nói về những rắc rối chị đang gặp, bản thân tôi cũng đã từng cảm thấy áy náy với chị. Nhưng rồi câu nói “không thẹn với lòng” của chị đã giúp tôi bừng tỉnh và suy xét lại rằng tại sao mình phải áy náy khi mình đã làm đúng. Mình áy náy vì sự tác động của những lời ra tiếng vào đó thì có khác gì mình đã đồng tình với chúng.
Hầu hết chúng ta đều rất khó vượt qua sự dèm pha của “miệng đời” cho dù chúng ta có làm đúng đi nữa. Cũng giống như tôi và anh nông dân kia vậy. Chính những sự dèm pha đó sẽ là rào cản cho những sự thật tốt đẹp cần được bảo vệ và lan tỏa. Tại sao chúng ta không tự hào với những gì chúng ta đã nghĩ đúng, làm đúng và không thẹn với lòng!.

Cần Thơ,03/06/2013.
Trần Thị Bích Trân.
1 người cảm ơn admin cho bài viết.
Dang Thai Hung trên 24-04-2014(UTC) ngày
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Green-Grey Theme Created by Ingo Herbote (WatchersNET.de)
Powered by YAF 1.9.5 RC1 | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.103 giây.